Cảm cúm là bệnh dễ mắc phải và thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa trong năm. Đối với trẻ nhỏ, các bé càng có nguy cơ mắc cúm cao hơn, do cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa phát triển toàn diện. Do đó bố mẹ cần chú ý những điều sau khi thấy bé có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đau mỏi cơ thể kèm với đó là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi...
Mẹ nên cho bé cặp nhiệt độ 2-3 tiếng/1 lần để theo dõi nhiệt độ của bé
===>Xem thêm: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị run tay chân, có nguy hiểm?
1.Cảm cúm thường xảy ra trong khoảng mùa xuân (tháng 12 - tháng 3 năm sau)
Cảm cúm thường xảy ra trong khoảng mùa xuân (tháng 12 - tháng 3 năm sau), khi không khí ẩm, ít ánh nắng, là cơ hội thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh.
2. Bố mẹ cần chú ý những triệu chứng cảm cúm dễ nhận thấy ở trẻ:
===>Xem thêm: Bí quyết giúp trẻ giảm đau khi mọc răng
- Sốt đột ngột, có thể chỉ 37,8 độ hoặc cao hơn.
- Một trong các triệu chứng điển hình của cúm là nghẹt mũi, ho khan
- Bé bị mệt mỏi, đau mỏi người, ớn lạnh, sổ mũi
- Một số bé có hiện tượng đau tai
- Thở khó hoặc thở khò khè
- Kèm các biểu hiện như: chán ăn, quấy khóc, đau họng, sưng hạch...
Ho khan là một trong những triệu chứng điển hình của cảm cúm
===>Xem thêm: Kiến thức mang thai
3. Điều cần làm khi bé bị cảm cúm
- Cung cấp nhiều hơn Vitamin nhóm C như cam, chanh... cho bé uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế dùng kháng sinh, bởi cảm cúm không phải do virus mà do vi khuẩn nên dùng kháng sinh để điều trị không cho nhiều tác dụng.
- Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản (Do vi khuẩn, virus từ cảm cúm xâm nhập).
- Làm loãng chất nhày và hút dịch nhày trong mũi để bé dễ thở hơn.
- Bé sẽ tốt hơn sau 3-5 ngày. Nếu kèm ho thì khoảng 7-10 ngày sẽ khỏe hoàn toàn.
Điều trị cảm cúm cho bé không nhất thiết phải dùng kháng sinh
===>Xem thêm: Khám phá tiếng khóc của em bé khi vừa sinh ra
4. Bố mẹ cần phòng ngừa cúm cho bé bằng cách
- Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm ngừa cúm tại các cơ sở y tế.
- Những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ cũng nên tiêm ngừa cúm để tránh lây bệnh cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và dinh dưỡng cho bé hàng ngày
- Chắc chắn rằng tay của bé và tay của người chăm sóc bé luôn sạch.
- Hàng ngày vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
- Hãy hướng dẫn mọi người trong gia đình hắt hơi, ho và tờ giấy và vứt vào thùng rác.
Hy vọng bài viết này mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích về cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh cảm cúm cho bé một cách khoa học. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, ăn ngoan ngủ tốt để các bố, các mẹ luôn yên tâm công tác.
===>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con nhỏ