Ở vào một thời điểm, giai đoạn nào đó, trẻ bắt đầu có thói quen mút tay, đó là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên ở trẻ. Hành động này tưởng chừng vô hại, khiến các bậc phụ huynh thường không lưu tâm đến. Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ không thể ngừng mút tay? Mẹ đừng chủ quan để mặc trẻ mút tay nhé, bởi có những tác hại khôn lường từ hành động tưởng chừng vô hại này đó.
===>Xem thêm: Máy hút sữa Medela Sonata Smart chất lượng, chính hãng cho mẹ
Thói quen mút tay là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên ở trẻ
Một số cha mẹ hiện nay cố gắng loại bỏ thói quen này của con, họ áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng trên như: sơn móng tay cho trẻ bằng loại sơn có mùi khó chịu hay bằng những hình thức kỷ luật khác. Tuy nhiên, để trẻ bỏ hoàn toàn thói quen này thật không dễ dàng.
Để trẻ bỏ hoàn toàn thói quen này thật không dễ dàng.
===>Xem thêm: Khám phá tiếng khóc của em bé khi vừa sinh ra
Helen Nightingale - Chuyên gia tâm lý học lâm sàng cho biết: “thói quen mút tay không ngừng ở trẻ, thường có yếu tố di truyền qua các thế hệ trong nhà”. Cô nhấn mạnh: “thói quen này là cách để bé tự xoa dịu bản thân ở cấp độ cao, do đó, rất khó để thay đổi”.
Một số người trưởng thành vẫn có thói quen mút ngón tay cái
Đối với một số bé, thói quen này là phản xạ đầu tiên trẻ học được, tương tự như phản xạ bú mẹ vậy. Chuyên gia về liệu pháp chữa bệnh bằng thôi miên Sandra Trebinski cho rằng: “thói quen mút tay được duy trì dù bạn đã bước qua tuổi ấu thơ, bởi trong quá khứ, hành động này giúp xoa dịu cảm xúc và giúp bạn tập trung hơn”.
===>Xem thêm: Có nên quấn khăn cho bé khi ngủ?
Qua công việc chữa bệnh bằng thôi miên ở Anh, Trebinski nhận thấy, khoảng 200 – 300 trường hợp người lớn mút ngón tay cái mỗi tháng, mặc dù họ rất muốn dừng thói quen này.
Do đó, nếu không loại bỏ thói quen xấu này ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hành động này sẽ vẫn được tiếp diễn cho đến khi bạn trưởng thành. Theo một nghiên cứu mới đây do trang Babychild.org.uk tiến hành, có đến 12% người trưởng thành vẫn duy trì thói quen mút ngón tay cái.
Chuyên gia thôi men Trebinski nhấn mạnh: “thói quen mút tay càng duy trì lâu, nó càng ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một phản xạ mỗi khi con người căng thẳng, cần thư giãn”.
Thói quen mút tay khi lớn có thể gây thương tổn khuôn miệng
Thói quen mút tay khiến khuôn miệng của trẻ bị thay đổi
===>Xem thêm: Tư vấn chọn mua sản phẩm mẹ và Bé
Bên cạnh những tác động tiêu cực, ảnh hưởng về mặt cảm xúc khi trẻ ở tuổi vị thành niên cũng như người trưởng thành, như cảm giác xấu hổ vì phải che giấu đi hành vi mút ngón tay, nó còn gây ra những thương tổn về mặt thể chất.
Theo bác sĩ Neil Counihan – chuyên gia về lĩnh vực chỉnh răng – người thành lập phòng khám về thói quen mút tay đầu tiên ở Anh, nhấn mạnh: “thói quen mút tay dai dẳng, khiến khuôn miệng thay đổi. Trước khi lên 6, việc mút tay không gây ảnh hưởng đến việc định hình khuôn miệng. Tuy nhiên, khi răng vĩnh viễn mọc, mọi rắc rối có thể bắt đầu. Tất nhiên, để tránh tác động tiêu cực, bạn có thể sử dụng thiết bị bọc ngón tay. Nhưng rốt cuộc, điều cần làm nhất lúc này là chấm dứt hoàn toàn thói quen này từ khi trẻ còn nhỏ”.
===>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con nhỏ
Thói quen mút tay ở trẻ tường chừng vô hại, tuy nhiên, nếu sau 1 tuổi, trẻ còn duy trì, hãy giúp trẻ bỏ thói quen này nhé!
Chúc bạn thành công!