Tại sao em bé lại cất tiếng khóc ngay khi vừa chào đời? Liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé sau này? Hãy cùng chúng tôi khám phá tiếng khóc của bé trong bài viết dưới đây nhé!
===>Xem thêm: Kiến thức mang thai
Lý giải tiếng khóc của bé
Theo các chuyên gia giải thích, khi còn ở trong bụng mẹ, bé thở qua dây rốn. Vì vậy, khi vừa chào đời, bé sẽ phải tự thở bằng phổi và khí quản. Bởi vậy, có thể coi tiếng khóc đầu đời là sự nỗ lực của bé, chứng tỏ bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường mới.
Tiếng khóc đầu đời là sự nỗ lực của bé, chứng tỏ bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường mới
===>Xem thêm: LẬT TẨY 3 BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA BÉ YÊU TỪ TRONG BỤNG MẸ
Trung bình sau khi sinh ra, mỗi bé sẽ khóc khoảng 30 giây đến 1 phút. Thông qua tiếng khóc cũng cho thấy mũi và phổi của bé đã được hút hết nước ối và các tạp chất khác giúp bé có thể thở dễ dàng hơn khi tiếp xúc với môi trường hoàn toàn mới.
===>Xem thêm: Mẹ bầu “rỉ tai” nhau thực phẩm vàng giúp con sinh ra có làn da trắng trẻo
Thêm một nguyên nhân nữa, lý giải nguyên nhân bé khóc, đó là do môi trường thay đổi đột ngột, không còn ấm áp như khi còn trong bụng mẹ, bé “buộc” phải cất tiếng khóc để hấp dẫn sự chú ý của mọi người.
Bé khóc vì đột ngột mất đi sự ấm áp như khi còn trong bụng mẹ
===>Xem thêm: Những điều nên biết khi chăm sóc bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Hơn nữa, trong quá trình sinh bé, thời điểm đẩy bé ra ngoài, nhiều bà mẹ sẽ ngừng thở một lúc, điều này khiến lượng CO2 trong máu của bé tăng lên. Do đó, buộc bé phải dùng tiếng khóc để tống khứ lượng CO2 còn sót lại ra ngoài, như vậy bé mới có thể thở được.
===>Xem thêm: Những đồ dùng thiết yếu cần mang khi đi sinh
Đối với trường hợp các bé không tự khóc, các bác sĩ sẽ kích thích giúp bé khóc bằng cách “tét” vào mông bé. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trong quá trình thực hiện sẽ gây nguy hiểm cho bé. Bởi vậy, hiện nay, các bác sĩ thường thay thế bằng phương pháp xoa bóp lòng bàn chân hoặc chà xát lưng cho bé.
===>Xem thêm: 5 loại máy hút sữa tốt nhất có giá dưới 1 triệu
Dấu hiệu nhận biết từ tiếng khóc của bé
Thông qua tiếng khóc bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé
===>Xem thêm: Tư vấn chọn mua sản phẩm mẹ và Bé
Nếu sau khi thực hiện các phương pháp mà bé vẫn không khóc, bạn cần hết sức lưu ý, có thể bé bị chấn thương sau sinh. Bởi vậy, thông qua tiếng khóc bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé:
- Tiếng khóc rất chói tai -> có thể có áp lực trong hộp sọ của bé
- Tiếng khóc rất khàn -> có thể bé bị chuột rút
- Tiếng khóc của bé như một chú mèo -> có thể bé đang mắc phải một căn bệnh di truyền nào đó
- Tiếng khóc yếu ớt, không đáng kể -> có thể do rối loạn thần kinh hoặc các biến chứng bất thường khác.
===>Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé
Đáng lưu ý, trường hợp các bé không tự khóc sau khi sinh, thường trong năm đầu tiên rất dễ mắc các bệnh về mũi và cảm lạnh. Tỉ lệ mắc các bệnh tai - mũi - họng cũng cao hơn, có thể dẫn đến điếc hoặc chậm nói,...
Bởi vậy, các bậc cha mẹ hãy lưu tâm đến tiếng khóc của bé ngay khi vừa chào đời để kịp thời chữa trị, giúp bé luôn khỏe mạnh nhé!
===>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con nhỏ