Có lẽ bạn không biết, bé yêu của bạn đối thoại với người đối diện ngay từ lúc chào đời. Thoạt đầu, tiếng khóc của trẻ sơ sinh có vẻ như xa lạ với bạn, muốn hiểu được, bạn phải làm quen với thứ ngôn ngữ đó để đáp ứng nhu cầu của con.
Ngay sau sinh, bạn đã tiếp xúc với bé theo cách giao tiếp riêng: âu yếm, vuốt ve, bế ẵm, và nhiều tình cảm khác biểu lộ trên nét mặt. Để hiểu được, con bạn cũng sẽ làm quen với thứ ngôn ngữ này của bạn giống như bạn làm quen với ngôn ngữ của con.
Con bạn nói chuyện bằng cách nào?
Em bé mới sinh ra chỉ có khả năng khóc, trẻ sẽ dùng khả năng này để truyền đạt thông tin. Thông thường, tiếng khóc của bé sẽ cho bạn biết có điều gì đó không ổn: đói bụng, tã ướt, chân lạnh, bé cần được bế và được nâng niu.
Ngay từ khi chào đời, bé đã giao tiếp với bạn thông qua tiếng khóc
Xem thêm: Giải pháp khi chăm sóc bé biếng ăn
Thực ra, tiếng khóc của bé có thể xác định được bé đang cần gì. Tiếng khóc ngắn và yếu dần biểu hiện bé đang đói, tiếng khóc to và thét có thể biểu hiện bé sợ, tiếng khóc ngằn ngặt, khóc dai dẳng có thể là vì bé bị đau, khó chịu. Bé cũng có thể khóc vì bị áp đảo bởi cảnh tượng và âm thanh xung quanh. Nhưng đôi khi bé khóc cũng chẳng vì lý do gì cả. Đừng bối rối khi bé khóc, bởi vì khóc là phản xạ để bật ra một vài ức chế mà thôi.
Khóc là cách thức chính để bé giao tiếp, ngoài ra, bé còn có thể thể hiện tình cảm theo cách tinh vi hơn. Biết được những điều thú vị đó có thể thắt chặt hơn mối quan hệ giữa mẹ và con.
Bé cũng rất tinh tế điều chỉnh tư thế hay diễn tả qua khuôn mặt hoặc ngay cả chuyển động tay chân trong khi bạn nói. Tháng đầu tiên, bạn có thể thoáng thấy bé cười và nghe được tiếng cười khịch khịch đầu tiên. Nên khích lệ bằng cách nói chuyện với bé.
Chúng ta nên làm gì?
Hãy giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt, cử chỉ và những câu chuyện hằng ngày để gắn kết tình cảm
Xem thêm: DINH DƯỠNG CHO BÉ
Giao tiếp với trẻ sơ sinh thực ra là vấn đề làm thỏa mãn nhu cầu của bé. Phản ứng với những tiếng khóc đúng lúc giúp bé hiểu rằng bé thật quan trọng và đáng được quan tâm. Có thể có những lúc bạn đáp ứng yêu cầu của bé rồi mà bé vẫn tiếp tục khóc. Bé có thể vì hơi bị kích động một chút, hơi đói, hay hơi no quá cũng có thể làm bé khóc.
Nhiều bé hay quấy vào ban đêm, thường bắt đầu từ chập tối đến nửa đêm, điều này thật khó chịu nhưng không kéo dài. Trẻ sẽ ngoan trở lại khi hết 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu sau đó trẻ vẫn tiếp tục khóc, hãy đưa trẻ đi bác sĩ. Một số bệnh thường gặp ở trẻ như thiếu canxi cũng là nguyên nhân của những tiếng khóc nhiều về đêm.
Bé đối thoại ngay từ khi chào đời là điều bạn cần biết trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy chia sẻ với bé yêu những câu chuyện hằng ngày để gắn kết tình cảm nhé!
===>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con nhỏ